CÁC DẠNG THÀNH NGỮ (SEIGO): KOTOWAZA, KANYOKU, KOJISEIGO VÀ YOJIJUKUGO

Việc nghiên cứu thành ngữ (Seigo) trong tiếng Nhật thường bao gồm cả việc nghiên cứu Kotowaza (ことわざ), kanyoku (慣用句), kojiseigo (故事成語) và yojijukugo (四字熟語) lần lượt có nghĩa là tục ngữ, quán dụng ngữ, thành ngữ có nguồn gốc từ tích cổ và thành ngữ 4 chữ. Các thành phần này được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày và cả trong công việc. Do đó lí giải nó là điều vô cùng quan trọng. Ngày hôm nay hãy cùng tìm hiểu và phân biệt về chúng nhé!

 

1.Tục ngữ – kotowaza là gì?

Là những câu nói dân gian từ xa xưa và được đúc kết thành kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong lao động, hay là cách đối nhân xử thế. Nhiều trường hợp tục ngữ thể hiện cách nói châm biếm, phê phán. Về cấu trúc câu nó có đầy đủ các thành phần của một câu tiếng Nhật.

 

 

Ví dụ:

1. 犬も歩けば棒に当たる

(Inu mo arukeba bou niataru)

Nghĩa: Dù không làm gì cũng có lúc gặp phải may mắn/tai ương

2. 三人寄れば文殊の知恵

(san nin yoreba monju no chie)

Nghĩa: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

3. 石の上にも三年

(ishi no ue ni mo sannen)

Nghĩa: Có công mài sắt có ngày nên kim

 

2. Quán dụng ngữ – kanyoku là gì?

Kanyouku dịch sát nghĩa là quán dụng cú được hiểu là tổ hợp từ có cấu trúc chặt chẽ, biểu thị ý nghĩa đặc biệt và có tính thành ngữ cao đã được quen dùng trong giao tiếp.

Về ý nghĩa kanyouku thường chia làm hai loại:

  •  Ý nghĩa của Kanyouku không liên quan trực tiếp tới nghĩa gốc của chúng, như:

            Kubiwokiru (Cắt cổ) nghĩa là Sa thải / đuổi việc

 

 

  • Ý nghĩa của Kanyouku mang ý nghĩa trừu tượng liên quan tới nghĩa gốc của chúng, như:

           Hara ga kuroi (Bụng đen) nghĩa là Xấu bụng, xấu tính

 

Về hình thức kanyouku được phân ra các loại chủ yếu như:

  • Kanyouku có vị thể từ làm trung tâm (động từ và tính từ).
  • Kanyouku có danh từ làm trung tâm.
  • Kanyouku có phó từ làm trung tâm.

 

3. Thành ngữ có nguồn gốc từ tích cổ – kojiseigo

Là các thành ngữ được lưu truyền từ ngày xưa (tích cổ của Trung Quốc), trong số đó có cả các thành ngữ mang ý nghĩa giáo dục.

Ví dụ:

1. 矛盾(むじゅん)

Nghĩa: mâu thuẫn (xuất phát từ câu chuyện cái mâu và cái thuẫn)

2. 蛇足(だそく)

Nghĩa: thừa thãi (thêm chân cho rắn)

3. 四面楚歌(しめんそか)

Nghĩa: 4 phía xung quanh là kẻ thủ

 

 

4. Yojijukugo – thành ngữ 4 chữ

Trong thành ngữ Nhật gốc Hán, thành ngữ có kết cấu bốn chữ Hán chiếm một tỉ lệ đáng kể. Phần lớn những thành ngữ có kết cấu bốn chữ Hán là thành ngữ gốc Hán, tiếng Nhật gọi là Yojijukugo – Tứ tự thục ngữ, tức là thành ngữ gồm bốn chữ Hán, nhưng về mặt âm tiết có thể nhiều hơn.

Số lượng thành ngữ Nhật bốn chữ Hán là 500 đơn vị. Đây là những thành ngữ chủ yếu là gốc Hán, nhưng bên cạnh đó có những thành ngữ Nhật bốn chữ Hán nhưng do người Nhật tạo ra.

Ví dụ:

1. 弱肉強食(じゃくにくきょうしょく)

Nghĩa: cá lớn nuốt cá bé

2. 才色兼備(さいしょくけんび)

Nghĩa: tài sắc vẹn toàn

3. 大安吉日(たいあんきちじつ)

Nghĩa: ngày tốt lành, ngày đại cát

Việc sử dụng thành ngữ Nhật bốn chữ Hán không phải đơn giản. Đối tượng sử dụng ở đây phần lớn là những người có trình độ, địa vị xã hội nhất định hoặc những người trung niên.

Nghiên cứu và sử dụng thành ngữ như một phương tiện giao tiếp chính là tham gia vào quá trình giao lưu văn hóa của cộng đồng nói thứ ngôn ngữ đó. Qua việc nghiên cứu này ta có thể hiểu rõ hơn về văn hóa độc đáo vừa rất truyền thống vừa rất hiện đại của Nhật Bản mà ít nhiều ta còn hiểu thêm được cả những lối tư duy của người Hán. Nhưng sẽ không thể hiểu được rõ, đầy đủ ý nghĩa của thành ngữ nếu chỉ dựa vào ý nghĩa của cấu trúc – ngữ nghĩa bản thân nội tại của thành ngữ mà không xét đến yếu tố văn hóa, thói quen cuộc sống của người đã tiếp nhận và đang sử dụng nó.

 

7 thoughts on “CÁC DẠNG THÀNH NGỮ (SEIGO): KOTOWAZA, KANYOKU, KOJISEIGO VÀ YOJIJUKUGO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *